Ngay từ thời cổ đại, gừng đã được xem là một loại thảo dược phổ biến được các thầy lang sử dụng trị các bệnh khó tiêu, đầy bụng, phòng trừ cảm lạnh, cảm cúm…. đặc biệt là để điều trị chứng yếu sinh lý.
Trong Đông Y gừng tươi được gọi là sinh khương. Gừng có tính ấm, vị cay, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Theo y học hiện đại gừng có thành phần gồm: Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone.
Các hợp chất trong gừng như gingerol, shogaol và zingiberene có tác dụng kích thích mạch máu, tăng cường sự tuần hoàn máu, kích thích sự co thắt tuần hoàn máu.
Gia tăng cảm giác thèm ăn và chống lão hóa
Đàn ông trung niên thường bị lạnh dạ dày, chán ăn dẫn đến sức khỏe kém, có thể sử dụng gừng tươi thường xuyên để kích thích sự tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.
Cách dùng: Gừng tươi xắt lát, mỗi sáng uống một ly nước ấm, cho lát gừng vào miệng nhai từ từ để mùi gừng lan trong miệng đến dạ dày và thoát ra ngoài mũi.
Trong Đông Y gừng tươi được gọi là sinh khương. Gừng có tính ấm, vị cay, quy vào các kinh phế, tỳ, vị. Theo y học hiện đại gừng có thành phần gồm: Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone.
Các hợp chất trong gừng như gingerol, shogaol và zingiberene có tác dụng kích thích mạch máu, tăng cường sự tuần hoàn máu, kích thích sự co thắt tuần hoàn máu.
Gia tăng cảm giác thèm ăn và chống lão hóa
Đàn ông trung niên thường bị lạnh dạ dày, chán ăn dẫn đến sức khỏe kém, có thể sử dụng gừng tươi thường xuyên để kích thích sự tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.
Cách dùng: Gừng tươi xắt lát, mỗi sáng uống một ly nước ấm, cho lát gừng vào miệng nhai từ từ để mùi gừng lan trong miệng đến dạ dày và thoát ra ngoài mũi.
Gừng có tính ấm nên trị được các vấn đề do tính hàn gây ra
Điều trị liệt dươngGừng có tính ấm nên trị được các vấn đề do tính hàn gây ra, đồng thời bồi bổ dạ dày và máu. Gừng có thể kết hợp với cá chép, sơn tra giúp bổ thận, ích tinh, sáng mắt, điều trị các chứng bệnh do thận hư gây ra như bất lực, ớn lạnh, đau lưng, mệt mỏi, suy nhược.
Nguyên liệu chế biến gồm một con cá chép khoảng 500 g, gừng 10 g, sơn tra 10 g. Cá làm sạch ruột cho vào nồi cùng với gừng và sơn tra đun sôi, thêm rượu, muối, một chút bột ngọt cho vừa ăn. Dùng khi bụng đói, mỗi ngày ăn một lần, liên tục 5 ngày.
Lưu ý: Gừng có tính ấm, chỉ dùng khi bị lạnh, nếu dùng quá nhiều sẽ tổn thương âm khí. Người bị đau họng, cổ họng khô, phân khô và các triệu chứng nhiệt khác không nên dùng gừng./Theo khỏe và đẹp
Đăng nhận xét Blogger Facebook Disqus