'Nhà em tôi, hầu như ngày nào cũng dắt díu nhau ra ăn phở, hủ tiếu, rẻ nhất cũng 30.000 đồng/người', chị Ngọc Anh chia sẻ.
Chị Ngọc Anh, sinh sống cùng chồng và 2 con ở thủ đô Bruxelles, Bỉ 11 năm nay. Chị làm giáo viên tại một trường mẫu giáo, còn chồng làm trong một cơ quan nhà nước. Không phải quá lo lắng đến tài chính, nhưng chị luôn chi tiêu cân đối, hợp lý, luôn cố gắng nấu ăn cho gia đình bữa sáng và bữa tối. Chị khá bất ngờ khi biết gia đình em gái ở Việt Nam chi tiền ăn sáng còn nhiều hơn mình ở Bỉ, dù thu nhập không phải cao. Dưới đây là chia sẻ của chị:
Tôi định cư cùng chồng và 2 con ở Bỉ đã hơn 10 năm. Khoảng 2-3 năm tôi về thăm gia đình, họ hàng, mỗi lần về khoảng 2 tuần. Quê tôi ở Bình Dương, nhưng thường ở nhà em gái tại Sài Gòn để tiện đưa các con đi chơi, dễ bắt xe ra sân bay, đi du lịch những thắng cảnh trong nước.
Năm nay tôi về với cậu con trai lớn, 9 tuổi, đầu tháng 8 vừa qua. Trong thời gian ở nhà em gái, ngày nào em cũng rủ tôi ra quán ăn sáng, không phải có tôi về mới vậy, mà đó là thói quen của nhà em. Hôm thì ăn phở, hôm ăn bánh canh, hủ tiếu, mỳ Quảng, rẻ nhất là 30.000 đồng, còn trung bình là 40.000 đến 45.000 đồng/bát. Như vậy, 4 người nhà em, nguyên tiền ăn sáng đã hết từ 120 đến khoảng 180.000 đồng. Vì lâu lâu mới về nên tôi tranh trả tiền cho mọi người, thêm hai mẹ con tôi nữa, mỗi lần tôi trả khoảng 280.000 đồng, chưa kể thêm tiền nước ngọt.
Hai vợ chồng em mỗi tháng thu nhập được khoảng 12 triệu, riêng tiền ăn sáng đã chiếm khoảng 1/3 lương. Hỏi vài nhà họ hàng, ít hơn một chút, họ cũng dành tới 1/5 tới 1/6 cho khoản này. Tôi thấy như thế là quá nhiều. Tôi có nói chuyện với em, hỏi tại sao em không nấu ăn ở nhà, như thế sẽ tiết kiệm hơn. Nhưng em nói tự nấu cách rách chuẩn bị đồ, rồi lại phải rửa xoong nồi, bát đĩa, tốn thời gian mà ăn không ngon như ngoài hàng.
Tôi ra quán thấy hàng ăn sáng nào cũng đông, từ cháo, miến, đến bún, phở... Ăn xong nhiều người còn ngồi uống cà phê, hút thuốc, lại tốn thêm khoản nữa. Nhiều đàn ông còn tụ tập thành hội nhóm, ăn uống rồi thêm cả rượu, bia. Hình như, ăn sáng ngoài hàng trở thành thói quen của nhiều người.
Tôi thấy điều này khác với bên Bỉ nhiều. Hầu hết các gia đình Bỉ đều tự ăn ở nhà, hoặc làm đồ xong mang tới chỗ làm để ăn, vừa tiết kiệm, vừa sạch sẽ. Các cửa hàng ăn sáng như Việt Nam hầu như không có.
Bữa điểm tâm 4 người nhà tôi bên Bỉ tốn rất ít tiền. Chúng tôi thường ăn bánh mỳ với mứt. Một ổ bánh mỳ xắt lát hết khoảng 2 euro (khoảng 54.000 đồng), ăn được trong hai ngày. Một hũ mứt cũng sẽ khoảng 2 euro, ăn được khoảng 4 ngày. Nhưng nhà tôi hay được bố mẹ chồng cho mứt tự làm từ dâu hái trong vườn nên hầu như không tốn. Chồng tôi ăn bánh mỳ xong, uống thêm 2 tách cà phê rồi đi làm, ngày nào cũng vậy. Tôi cũng thường lót dạ bánh mỳ, phệt một ít mứt là xong.
Các con có thể ăn bánh mỳ hoặc ăn ngũ cốc với uống sữa... Ngũ cốc chưa tới một euro cho 500g, ăn được trong một tuần. Một lít sữa hết có 0,67 euro (18 nghìn) uống trong khoảng 2 ngày. Thi thoảng tôi làm bánh xèo Bỉ, tốn khoảng 4 euro tiền nguyên liệu và cả nhà ăn khoảng 3 ngày cho bữa sáng, hoặc trưa, tối. Nhà tôi rất ít khi mua đồ ăn nhanh ở ngoài, bạn bè, đồng nghiệp tôi hầu như cũng vậy.
Tính tất cả các chi phí, mỗi tháng tôi tốn khoảng 75-85 euro tiền ăn sáng cho cả nhà (khoảng hơn 2 triệu - 2,3 triệu/tháng). Nếu so với nhà em tôi ở Việt Nam, tiền ăn sáng mỗi tháng tôi phải bỏ ra ít hơn gần một nửa, dù cùng với 4 người, 2 người lớn, 2 trẻ em.
Ở Việt Nam cũng sẽ có những người ăn sáng không tiêu tốn nhiều tiền đến vậy, họ cũng ở nhà nấu mỳ tôm, ăn cơm nguội, tự nấu bún ở nhà hay ăn bánh mỳ... Chi phí mỗi nhà bỏ ra là khác nhau nên mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng với tôi, một gia đình Việt đã định cư ở Bỉ hơn một thập kỷ, tôi luôn muốn chuẩn bị bữa sáng cho chồng và các con ở nhà, không chỉ vì tiết kiệm, mà còn không phải lo lắng các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi thấy ở đây mọi người không có văn hóa ăn sáng ngoài hàng nhiều như bên mình. Cùng nhau dậy, ngồi quây quần bên bàn ăn, rồi chúc nhau một ngày tốt lành, ấm áp hơn nhiều.
* Và dưới đây là chia sẻ của chị Huyền chia sẻ.
Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Huyền, 34 tuổi, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh giáo dục tại Anh và hiện là giảng viên trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Sau 4 năm học tập tại Anh, trở về nước, chị Huyền cảm thấy lạc lõng vì chi phí cho thực phẩm, đặc biệt là hàng quán ở Việt Nam quá đắt đỏ so với thu nhập. "Vì thế tôi sẽ từ chối lời mời đến những quán hàng ăn uống đắt đỏ, dù tôi trả tiền hay được người khác trả tiền cho", chị nói.
"Tối qua, bạn thân của tôi hẹn đi ăn kem để gửi tiền ủng hộ của một bạn khác cho quỹ thiện nguyện mà tôi là người sáng lập. Tôi đồng ý và có ý định sẽ mời bạn ấy (tức sẽ trả tiền) dù không nói trước với bạn. Quyền chọn quán là dành cho bạn. Bạn tôi chọn một quán kem mới xuất hiện ở TP HCM được vài năm, sau khi tôi đã đi du học. Tôi không biết hiệu kem này trước đây. Vào đến nơi, tôi choáng váng với giá: một viên kem có giá 70.000 - 74.000 đồng, rất bé! Nếu một người ăn ít cũng cần ít nhất 2 viên, nếu ăn 3 viên thì khuyến mãi là 180.000 đồng. Tôi nói thẳng với bạn của mình và bạn đi cùng là tôi sẽ không ăn kem mà chỉ uống trà với giá 38.000 đồng vì kem quá mắc, tôi thấy không đáng phải bỏ ra số tiền ấy cho bản thân. Hai người có thể ăn và tôi sẽ trả tiền. Vì là bạn bè thân thiết nên tôi biết chắc bạn của mình sẽ không phật ý khi nghe tôi nói thế.
Từ hôm về Việt Nam, chứng kiến giá cả đắt đỏ và mức thu nhập thấp, tôi đã cảm thấy thật khó khăn để tồn tại ở đây. Tôi đang chạy nhiều dự án thiện nguyện để giúp trẻ em vùng sâu vùng xa có đủ sách vở, dụng cụ học tập để đi học, tôi tự thấy việc tiết kiệm những khoản chi vô lý sẽ giúp mình hỗ trợ cho nhiều người hơn.
Trong số các cam kết với bản thân, tôi tự hứa không chi quá 100.000 đồng cho mỗi bữa ăn cho mình. Vì vậy, mặc kệ ánh mắt khó chịu của nhân viên quán kem (họ nói hết trà sữa và tôi xin lỗi sẽ không ăn gì ở quán), lời phàn nàn của bạn tôi và cả việc bạn ấy giành trả tiền hết thì tôi cũng quyết không chọn kem ở quán đó. Bạn tôi cứ lẩm bẩm: "Dân châu Âu về mà keo kiệt quá sức!" Tôi nói: "Vấn đề nằm ở chỗ mình thấy không đáng để ăn một hộp kem 2 viên bé xíu với giá gần 150.000 đồng".
Thực sự tôi thấy giá thực phẩm và dịch vụ ăn uống ở đây quá đắt so với mức thu nhập trung bình của người dân. Ngay cả mua đồ về tự nấu cũng rất đắt nếu chỉ ăn có hai người. Giữa việc ăn ngoài quán với việc tự nấu (mua thực phẩm tương đối an toàn) thì tự nấu có khi đắt hơn ăn cơm bụi. Nếu ở Anh, tôi đi làm thêm 3 giờ được tầm 26 bảng (khoảng 750.000 đồng) thì đủ tiền thực phẩm cho tôi nấu ăn thoải mái một tuần. Mức 26 bảng là vì tôi ăn nhiều rau và trái cây, nếu ăn nhiều thịt, đồ đông lạnh thì có thể rẻ hơn nữa. Trong khi đó, ở Việt Nam, với mức lương 5 triệu/tháng dành cho giảng viên như tôi (phải dạy khoảng 270 tiết/năm, chưa kể coi thi, soạn bài, họp hành và nghiên cứu) thì chỉ đủ tiền ăn cho bản thân trong tháng, không thể chi dùng cho bất cứ việc gì khác.
Thế nhưng, tôi không hiểu sao ở các hàng quán thương hiệu nước ngoài rất đắt đỏ lại đầy người Việt. Ngay cả các quán cà phê thương hiệu Việt Nam, thức uống cũng rất đắt, một ly nước có giá 55.000 - 70.000 đồng. Các quán trà sữa có giá 50.000 - 60.000 một ly cũng đầy các bạn trẻ. Vào các quán nhậu thì mọi người kêu thức ăn thừa mứa, khui bia rượu tràn lan.
Không ít người trong số đó cũng chỉ là sinh viên hoặc người mới đi làm. Thu nhập của họ là bao nhiêu để chi thoải mái, không cần đắn đo vào các khoản ấy? Tôi thực sự thắc mắc. Nếu chi như vậy thì các bạn còn đủ để đầu tư vào các mục như nhà cửa, học hành, sách vở để phát triển bản thân, hỗ trợ gia đình, tiết kiệm và giúp đỡ cộng đồng không? Nếu đủ thì chứng tỏ thu nhập của các bạn phải cao hơn tôi 4, 5 lần tức quanh mức 20 triệu. Thế nhưng có lẽ mức thu nhập trên khó là phổ biến cho các bạn mới ra trường. Đối với các bạn sinh viên, đa phần còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ thì khoản chi trên có lẽ không phải công sức các bạn làm ra. Nếu mức thu nhập như tôi hoặc nhỉnh hơn một chút lâu lâu vào quán với mức giá như trên "cho biết với người ta" thì ổn, nhưng tôi thấy nhiều bạn trẻ vào các kiểu hàng quán đó như cơm bữa. Chưa kể, khi tiêu dùng quá mức, bạn cũng tự đặt áp lực cho bản thân là phải kiếm tiền bằng mọi giá? Liệu có nguy cơ đẩy bạn vào những việc không đúng?
Tất nhiên, những băn khoăn trên được tôi cất giấu trong lòng. Tôi không phán xét cách xài tiền trên là xấu hay tốt. Đó là quyền của mỗi người! Tôi cũng không lên án các thương hiệu kia đã bán giá "cắt cổ" vì có thể họ phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn. Đơn giản là tôi không lựa chọn các hàng quán sang trọng ấy làm tiêu chuẩn cho mình. Kể cả khi tôi kiếm được nhiều hơn mức 5 triệu/tháng nhiều lần thì tôi vẫn chọn những nơi có giá cả vừa phải, đồ ăn không tệ. Nói rộng hơn, tôi không vì sĩ diện bản thân mà tiêu tiền tuỳ tiện vào những nơi không tương xứng với thu nhập của mình. Trên tất cả, tôi muốn dành phần lớn thu nhập để đầu tư vào việc học hành, giúp đỡ gia đình và những đứa trẻ kém may mắn".
==> Và cũng có nhiều ý kiến như các bạn dưới đây bình luận.
Bạn có nick nanme.Duy
- Tôi không thấy đúng mà thấy nó lệch lạc, thiếu hiểu biết. so sánh nhà hàng sang của việt với bữa ăn bình dân ở châu âu. bữa ăn thường thường ở châu âu khoảng 15 đến 30eu. còn tồi tệ nhất cũng không thể dưới 5 eu, còn binh dân ở VN 5.000, tức mấy xu, đã có xôi sáng ngon ngon tại HN, 30.000/ bát phỏ mà ở mỹ 10usd. ăn sang ở mỹ xuất 50usd thì mới ngon, cơm bình dân ở Hn 30.000, hơn 1eu, ở châu âu chưa ăn nổi cái kem, ở VN 300.000 bữa là thì đỉnh rồi, ngôi còn đẹp, lịch sự nữa, ở châu âu chỉ đáng bữa ăn bình dân,. ở mỹ tôi đã ăn cái kem 5usd, ở VN chỉ hơn 10.000.
Chị Ngọc Anh, sinh sống cùng chồng và 2 con ở thủ đô Bruxelles, Bỉ 11 năm nay. Chị làm giáo viên tại một trường mẫu giáo, còn chồng làm trong một cơ quan nhà nước. Không phải quá lo lắng đến tài chính, nhưng chị luôn chi tiêu cân đối, hợp lý, luôn cố gắng nấu ăn cho gia đình bữa sáng và bữa tối. Chị khá bất ngờ khi biết gia đình em gái ở Việt Nam chi tiền ăn sáng còn nhiều hơn mình ở Bỉ, dù thu nhập không phải cao. Dưới đây là chia sẻ của chị:
Tôi định cư cùng chồng và 2 con ở Bỉ đã hơn 10 năm. Khoảng 2-3 năm tôi về thăm gia đình, họ hàng, mỗi lần về khoảng 2 tuần. Quê tôi ở Bình Dương, nhưng thường ở nhà em gái tại Sài Gòn để tiện đưa các con đi chơi, dễ bắt xe ra sân bay, đi du lịch những thắng cảnh trong nước.
Năm nay tôi về với cậu con trai lớn, 9 tuổi, đầu tháng 8 vừa qua. Trong thời gian ở nhà em gái, ngày nào em cũng rủ tôi ra quán ăn sáng, không phải có tôi về mới vậy, mà đó là thói quen của nhà em. Hôm thì ăn phở, hôm ăn bánh canh, hủ tiếu, mỳ Quảng, rẻ nhất là 30.000 đồng, còn trung bình là 40.000 đến 45.000 đồng/bát. Như vậy, 4 người nhà em, nguyên tiền ăn sáng đã hết từ 120 đến khoảng 180.000 đồng. Vì lâu lâu mới về nên tôi tranh trả tiền cho mọi người, thêm hai mẹ con tôi nữa, mỗi lần tôi trả khoảng 280.000 đồng, chưa kể thêm tiền nước ngọt.
Hai vợ chồng em mỗi tháng thu nhập được khoảng 12 triệu, riêng tiền ăn sáng đã chiếm khoảng 1/3 lương. Hỏi vài nhà họ hàng, ít hơn một chút, họ cũng dành tới 1/5 tới 1/6 cho khoản này. Tôi thấy như thế là quá nhiều. Tôi có nói chuyện với em, hỏi tại sao em không nấu ăn ở nhà, như thế sẽ tiết kiệm hơn. Nhưng em nói tự nấu cách rách chuẩn bị đồ, rồi lại phải rửa xoong nồi, bát đĩa, tốn thời gian mà ăn không ngon như ngoài hàng.
Tôi ra quán thấy hàng ăn sáng nào cũng đông, từ cháo, miến, đến bún, phở... Ăn xong nhiều người còn ngồi uống cà phê, hút thuốc, lại tốn thêm khoản nữa. Nhiều đàn ông còn tụ tập thành hội nhóm, ăn uống rồi thêm cả rượu, bia. Hình như, ăn sáng ngoài hàng trở thành thói quen của nhiều người.
Tôi thấy điều này khác với bên Bỉ nhiều. Hầu hết các gia đình Bỉ đều tự ăn ở nhà, hoặc làm đồ xong mang tới chỗ làm để ăn, vừa tiết kiệm, vừa sạch sẽ. Các cửa hàng ăn sáng như Việt Nam hầu như không có.
Bữa điểm tâm 4 người nhà tôi bên Bỉ tốn rất ít tiền. Chúng tôi thường ăn bánh mỳ với mứt. Một ổ bánh mỳ xắt lát hết khoảng 2 euro (khoảng 54.000 đồng), ăn được trong hai ngày. Một hũ mứt cũng sẽ khoảng 2 euro, ăn được khoảng 4 ngày. Nhưng nhà tôi hay được bố mẹ chồng cho mứt tự làm từ dâu hái trong vườn nên hầu như không tốn. Chồng tôi ăn bánh mỳ xong, uống thêm 2 tách cà phê rồi đi làm, ngày nào cũng vậy. Tôi cũng thường lót dạ bánh mỳ, phệt một ít mứt là xong.
Các con có thể ăn bánh mỳ hoặc ăn ngũ cốc với uống sữa... Ngũ cốc chưa tới một euro cho 500g, ăn được trong một tuần. Một lít sữa hết có 0,67 euro (18 nghìn) uống trong khoảng 2 ngày. Thi thoảng tôi làm bánh xèo Bỉ, tốn khoảng 4 euro tiền nguyên liệu và cả nhà ăn khoảng 3 ngày cho bữa sáng, hoặc trưa, tối. Nhà tôi rất ít khi mua đồ ăn nhanh ở ngoài, bạn bè, đồng nghiệp tôi hầu như cũng vậy.
Tính tất cả các chi phí, mỗi tháng tôi tốn khoảng 75-85 euro tiền ăn sáng cho cả nhà (khoảng hơn 2 triệu - 2,3 triệu/tháng). Nếu so với nhà em tôi ở Việt Nam, tiền ăn sáng mỗi tháng tôi phải bỏ ra ít hơn gần một nửa, dù cùng với 4 người, 2 người lớn, 2 trẻ em.
Ở Việt Nam cũng sẽ có những người ăn sáng không tiêu tốn nhiều tiền đến vậy, họ cũng ở nhà nấu mỳ tôm, ăn cơm nguội, tự nấu bún ở nhà hay ăn bánh mỳ... Chi phí mỗi nhà bỏ ra là khác nhau nên mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng với tôi, một gia đình Việt đã định cư ở Bỉ hơn một thập kỷ, tôi luôn muốn chuẩn bị bữa sáng cho chồng và các con ở nhà, không chỉ vì tiết kiệm, mà còn không phải lo lắng các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi thấy ở đây mọi người không có văn hóa ăn sáng ngoài hàng nhiều như bên mình. Cùng nhau dậy, ngồi quây quần bên bàn ăn, rồi chúc nhau một ngày tốt lành, ấm áp hơn nhiều.
* Và dưới đây là chia sẻ của chị Huyền chia sẻ.
Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thu Huyền, 34 tuổi, vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh giáo dục tại Anh và hiện là giảng viên trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Sau 4 năm học tập tại Anh, trở về nước, chị Huyền cảm thấy lạc lõng vì chi phí cho thực phẩm, đặc biệt là hàng quán ở Việt Nam quá đắt đỏ so với thu nhập. "Vì thế tôi sẽ từ chối lời mời đến những quán hàng ăn uống đắt đỏ, dù tôi trả tiền hay được người khác trả tiền cho", chị nói.
"Tối qua, bạn thân của tôi hẹn đi ăn kem để gửi tiền ủng hộ của một bạn khác cho quỹ thiện nguyện mà tôi là người sáng lập. Tôi đồng ý và có ý định sẽ mời bạn ấy (tức sẽ trả tiền) dù không nói trước với bạn. Quyền chọn quán là dành cho bạn. Bạn tôi chọn một quán kem mới xuất hiện ở TP HCM được vài năm, sau khi tôi đã đi du học. Tôi không biết hiệu kem này trước đây. Vào đến nơi, tôi choáng váng với giá: một viên kem có giá 70.000 - 74.000 đồng, rất bé! Nếu một người ăn ít cũng cần ít nhất 2 viên, nếu ăn 3 viên thì khuyến mãi là 180.000 đồng. Tôi nói thẳng với bạn của mình và bạn đi cùng là tôi sẽ không ăn kem mà chỉ uống trà với giá 38.000 đồng vì kem quá mắc, tôi thấy không đáng phải bỏ ra số tiền ấy cho bản thân. Hai người có thể ăn và tôi sẽ trả tiền. Vì là bạn bè thân thiết nên tôi biết chắc bạn của mình sẽ không phật ý khi nghe tôi nói thế.
Từ hôm về Việt Nam, chứng kiến giá cả đắt đỏ và mức thu nhập thấp, tôi đã cảm thấy thật khó khăn để tồn tại ở đây. Tôi đang chạy nhiều dự án thiện nguyện để giúp trẻ em vùng sâu vùng xa có đủ sách vở, dụng cụ học tập để đi học, tôi tự thấy việc tiết kiệm những khoản chi vô lý sẽ giúp mình hỗ trợ cho nhiều người hơn.
Trong số các cam kết với bản thân, tôi tự hứa không chi quá 100.000 đồng cho mỗi bữa ăn cho mình. Vì vậy, mặc kệ ánh mắt khó chịu của nhân viên quán kem (họ nói hết trà sữa và tôi xin lỗi sẽ không ăn gì ở quán), lời phàn nàn của bạn tôi và cả việc bạn ấy giành trả tiền hết thì tôi cũng quyết không chọn kem ở quán đó. Bạn tôi cứ lẩm bẩm: "Dân châu Âu về mà keo kiệt quá sức!" Tôi nói: "Vấn đề nằm ở chỗ mình thấy không đáng để ăn một hộp kem 2 viên bé xíu với giá gần 150.000 đồng".
Thực sự tôi thấy giá thực phẩm và dịch vụ ăn uống ở đây quá đắt so với mức thu nhập trung bình của người dân. Ngay cả mua đồ về tự nấu cũng rất đắt nếu chỉ ăn có hai người. Giữa việc ăn ngoài quán với việc tự nấu (mua thực phẩm tương đối an toàn) thì tự nấu có khi đắt hơn ăn cơm bụi. Nếu ở Anh, tôi đi làm thêm 3 giờ được tầm 26 bảng (khoảng 750.000 đồng) thì đủ tiền thực phẩm cho tôi nấu ăn thoải mái một tuần. Mức 26 bảng là vì tôi ăn nhiều rau và trái cây, nếu ăn nhiều thịt, đồ đông lạnh thì có thể rẻ hơn nữa. Trong khi đó, ở Việt Nam, với mức lương 5 triệu/tháng dành cho giảng viên như tôi (phải dạy khoảng 270 tiết/năm, chưa kể coi thi, soạn bài, họp hành và nghiên cứu) thì chỉ đủ tiền ăn cho bản thân trong tháng, không thể chi dùng cho bất cứ việc gì khác.
Thế nhưng, tôi không hiểu sao ở các hàng quán thương hiệu nước ngoài rất đắt đỏ lại đầy người Việt. Ngay cả các quán cà phê thương hiệu Việt Nam, thức uống cũng rất đắt, một ly nước có giá 55.000 - 70.000 đồng. Các quán trà sữa có giá 50.000 - 60.000 một ly cũng đầy các bạn trẻ. Vào các quán nhậu thì mọi người kêu thức ăn thừa mứa, khui bia rượu tràn lan.
Không ít người trong số đó cũng chỉ là sinh viên hoặc người mới đi làm. Thu nhập của họ là bao nhiêu để chi thoải mái, không cần đắn đo vào các khoản ấy? Tôi thực sự thắc mắc. Nếu chi như vậy thì các bạn còn đủ để đầu tư vào các mục như nhà cửa, học hành, sách vở để phát triển bản thân, hỗ trợ gia đình, tiết kiệm và giúp đỡ cộng đồng không? Nếu đủ thì chứng tỏ thu nhập của các bạn phải cao hơn tôi 4, 5 lần tức quanh mức 20 triệu. Thế nhưng có lẽ mức thu nhập trên khó là phổ biến cho các bạn mới ra trường. Đối với các bạn sinh viên, đa phần còn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ thì khoản chi trên có lẽ không phải công sức các bạn làm ra. Nếu mức thu nhập như tôi hoặc nhỉnh hơn một chút lâu lâu vào quán với mức giá như trên "cho biết với người ta" thì ổn, nhưng tôi thấy nhiều bạn trẻ vào các kiểu hàng quán đó như cơm bữa. Chưa kể, khi tiêu dùng quá mức, bạn cũng tự đặt áp lực cho bản thân là phải kiếm tiền bằng mọi giá? Liệu có nguy cơ đẩy bạn vào những việc không đúng?
Tất nhiên, những băn khoăn trên được tôi cất giấu trong lòng. Tôi không phán xét cách xài tiền trên là xấu hay tốt. Đó là quyền của mỗi người! Tôi cũng không lên án các thương hiệu kia đã bán giá "cắt cổ" vì có thể họ phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn. Đơn giản là tôi không lựa chọn các hàng quán sang trọng ấy làm tiêu chuẩn cho mình. Kể cả khi tôi kiếm được nhiều hơn mức 5 triệu/tháng nhiều lần thì tôi vẫn chọn những nơi có giá cả vừa phải, đồ ăn không tệ. Nói rộng hơn, tôi không vì sĩ diện bản thân mà tiêu tiền tuỳ tiện vào những nơi không tương xứng với thu nhập của mình. Trên tất cả, tôi muốn dành phần lớn thu nhập để đầu tư vào việc học hành, giúp đỡ gia đình và những đứa trẻ kém may mắn".
==> Và cũng có nhiều ý kiến như các bạn dưới đây bình luận.
Bạn có nick nanme.Duy
- Tôi không thấy đúng mà thấy nó lệch lạc, thiếu hiểu biết. so sánh nhà hàng sang của việt với bữa ăn bình dân ở châu âu. bữa ăn thường thường ở châu âu khoảng 15 đến 30eu. còn tồi tệ nhất cũng không thể dưới 5 eu, còn binh dân ở VN 5.000, tức mấy xu, đã có xôi sáng ngon ngon tại HN, 30.000/ bát phỏ mà ở mỹ 10usd. ăn sang ở mỹ xuất 50usd thì mới ngon, cơm bình dân ở Hn 30.000, hơn 1eu, ở châu âu chưa ăn nổi cái kem, ở VN 300.000 bữa là thì đỉnh rồi, ngôi còn đẹp, lịch sự nữa, ở châu âu chỉ đáng bữa ăn bình dân,. ở mỹ tôi đã ăn cái kem 5usd, ở VN chỉ hơn 10.000.
Bạn có nick name Victore chia sẻ.
- Tôi sống ở Đức, làm việc tháng hơn 4000 EUR. Bên cạnh đó tôi cũng có tham gia đầu tư và sinh lợi khá nhiều. Nói vậy để mọi người hiểu là tôi cũng không đến mức khó khăn về tài chính. Tuy vậy, mỗi lần về Việt Nam công tác hay nghỉ phép, tôi cũng ũng thấy shock về giá cả. Chi phí sinh hoạt ở Việt Nam bây giờ quá đắc đỏ so với thu nhập của người dân. Tôi không hiểu làm sao mọi người có thể đi ăn uống nhà hàng tiền triệu trở lên, mua áo quần thì ship hàng từ nước ngoài về, đi du lịch đến các địa điểm trong nước thì giá cả đắc đỏ quá sức tưởng tượng. Ở nước ngoài hơn 10 năm nhưng chưa bao giờ đi ăn ở nhà hàng mà tôi phải để ý đến mình có bao nhiêu tiền trong túi vì mình có thể ước đoán được khoản tiền sẽ trả còn về Việt Nam thì cái lo lắng bị chặt chém luôn luôn thường trực lấy đâu vui vẻ để thưởng thức....Nếu ai đã sinh sống ở nước ngoài một thời gian, khi quay về nước sẽ có cảm giác là đồng tiền mình bỏ ra không tương xứng với cái mình nhận được.
Theo vnexpress
Đăng nhận xét Blogger Facebook Disqus