Một số bài thuốc từ cây nhà lá vườn hay còn gọi là thuốc nam bài thuốc dân gian lưu truyền từ các cụ xa xưa để lại .bài thuốc này giúp cho các bà mẹ sắp sinh và đã sinh nở có thêm kiến thức để áp dụng nhé.

 - Cả cây trâu cổ gồm cành, lá, quả, nhựa được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu đời trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Cả cây trâu cổ gồm cành, lá, quả, nhựa được dùng làm thuốc phổ biến từ lâu đời trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.

Cành: Thu hái vào mùa hè ở những cành già chưa có hoa, đem về tuốt bỏ lá để riêng, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, thái nhỏ, sao qua. Dược liệu chứa rutin, b-sitosterol, mesoinositol, taraxeryl acetat, b-amyrin acetat, có vị chua, đắng, tính bình, có tác dụng khu phong, lợi thấp, tiêu thũng, tán kết.

Dùng riêng, lấy cành trâu cổ 1.000g, thái nhỏ, đổ nước sâm sấp, nấu kiệt làm hai lần. Lần thứ nhất, nấu trong 6-8 giờ, rút nước chiết, lần thứ hai trong 3-4 giờ. Trộn hai nước lại, lọc, cô nhỏ lửa thành cao lỏng. Đậu đen 200g sao, nấu cho mềm nhuyễn, nghiền nát, lọc lấy nước. Trộn cao trâu cổ với nước đậu đen và 160g đường kính. Tiếp tục cô đến khi được cao lỏng sền sệt. Để nguội, đổ 200ml rượu trắng và cao, khuấy đều. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30ml trước bữa ăn và khi đi ngủ. Chữa thần kinh suy nhược, nhức mỏi chân tay, đau lưng, di tinh, liệt dương. Thuốc rất tốt cho người cao tuổi.

Dùng phối hợp, cành trâu cổ 20g, rễ cỏ xước 20g, rễ thổ phục linh 20g, rễ tầm xuân 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện 10g, rễ gấc 10g, lá lốt 10g, dây đau xương 10g, cành dâu 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, cô tiếp cho thật đặc, rồi thêm 2ml rượu, chia làm 3 lần uống trong ngày. Thuốc chữa thấp khớp mạn tính (kinh nghiệm của Bệnh viện Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).

Cành trâu cổ tán thành bột còn là thành phần trong rượu bổ Ditakina cùng với bột vỏ cây sữa và bột rễ hà thủ ô đỏ dùng cho người bị thiếu máu, xanh xao, hay mệt mỏi, đau nhức, người mới ốm dậy kém ăn, phụ nữ sau khi đẻ, người lao động nặng nhọc.
Cây Trâu Cổ Chữa Tắc Tia Sữa,Sưng Vú Rất Hiệu Quả
Lá: Chỉ lấy lá ở cành mang quả, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị chua, tính bình, có tác dụng cầm máu, giảm đau, làm se. Lá trâu cổ 20g phối hợp với cam thảo dây 15g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày một thang, chữa đau lưng, đái ra máu. Để chữa kiết lỵ, lấy lá trâu cổ 20g, lá mơ lông 10g, lá lốt 10g, nụ sim 5g, sắc lấy nước hoặc tán bột làm viên uống. Hoặc lá trâu cổ 20g, lá seo gà 16g, lá phèn đen 10g, lá tía tô 10g. Sắc nước uống. Nếu ra máu nhiều, tăng thêm lượng phèn đen và tía tô, hoặc ra nước nhiều, thêm trâu cổ và seo gà.

Quả: Quả xanh, hái vào tháng 8-9, bổ đôi, phơi khô. Có khi nhúng quả vào nước sôi để một phút mới phơi khô, để bảo quản được lâu. Dược liệu có vị chua, hơi chát, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, mạnh tim, hoạt huyết, thông sữa, chống viêm.

Chữa đau xương, đau mình: Quả trâu cổ thái nhỏ, nấu với nước 2-3 lần. Lọc bỏ bã, cô đặc thành cao. Ngày uống 5-10g.

Chữa di, mộng tinh: Quả trâu cổ 12g, dây sàn xạt 12g, hai thứ sắc nước uống.

Chữa sưng vú, tắc tia sữa: Quả trâu cổ 40g, bồ công anh 15g, lá mua 15g. Tất cả sắc nước uống; kết hợp dùng ngoài, lấy lá bồ công anh giã nhỏ, thêm ít giấm, chưng nóng rồi chườm đắp.

Quả trâu cổ chín, thu hái lúc vỏ ngoài chuyển màu tím sẫm, trong có chất gôm nhầy với hàm lượng 13%, rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn, cho vào túi vải, ép lấy nước cốt. Để yên một thời gian, nước này sẽ đông đặc thành bánh như thạch màu trắng (người Hoa gọi là bạch lương phấn). Khi dùng, lấy thạch dầm nát, cho vào một cốc nước đường, có thêm ít hương liệu như dầu chuối hoặc hoa nhài, sẽ được món đồ uống giải khát thơm, ngon, bổ mát và lạ miệng.

Nhựa: Trích từ thân cành cây trâu cổ dùng bôi chữa ghẻ lở, mụn nhọt, hắc lào, dị ứng sơn. Các nhà khoa học đã chiết được chất ficin từ nhựa cây trâu cổ và thấy có tác dụng diệt ký sinh trùng gây bệnh đường ruột.

DS. Bảo Hoa

Xem thêm bí quyết từ xơ mướp chữa tắc tia sữa và một số bệnh thường gặp

 - Xơ mướp được lấy từ quả mướp chín thật già đã khô quắt...
Xơ mướp được lấy từ quả mướp chín thật già đã khô quắt, có vỏ ngoài nhăn nheo, màu vàng óng, cầm thấy nhẹ tay, đem ngâm vào nước nhiều lần cho tróc dần lớp vỏ ngoài và rữa nát hết lớp thịt còn sót lại ở trong, rửa sạch, rũ hết hạt, phơi khô.
Xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Dược liệu được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa trĩ ra máu, rong kinh, băng huyết, kiết lỵ ra máu: xơ mướp đốt tồn tính, tán bột, uống mỗi ngày 4 - 8g chia làm 2 lần chiêu với nước ấm.

Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc phơi khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 2 - 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.

Chữa hen: xơ mướp 20g băm nhỏ, sao; hạt đay quả dài 12g, giã giập, sao. Trộn đều, sắc uống lúc nóng. Ngày 2 lần. Dùng 2 - 3 ngày.

Chữa bế kinh: xơ mướp đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với tiết chim bồ câu trắng làm thành bánh rồi phơi khô, tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu vào lúc đói (Nam dược thần hiệu).

Chữa sởi (làm sởi mọc nhanh và mọc đều, hạn chế các biến chứng): xơ mướp 20g, kinh giới 12g, bạch chỉ 12g, kim ngân 12g, cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g. Tất cả thái nhỏ, sao vàng, sắc uống làm 2 lần trong ngày.

DS. Đỗ Huy Bích

Đăng nhận xét Blogger Disqus

 
Top