Sau đây Manhhaiblog xin chia sẻ với các bạn Cách viết Mail xin việc ấn tượng nhất ,tránh được các lỗi khuyến cho nhà tuyển dụng không thích đọc hồ hơ của bạn.Sau đây là một vài kinh nghiệm sử dụng E-mail giúp bạn dễ gây thiện cảm và chú ý của Nhà tuyển dụng hơn.
1. Cách chọn địa chỉ E-mail:
- Bạn nên chọn một E-mail "nghiêm túc", ví dụ như dangthanhcong@yahoo.com (hoặc @gmail.com) nếu bạn tên là "Đặng Thành Công", hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.
- Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu nhoccodon@... kelangthang@... deptrai8x@... những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.
2. Tên File đính kèm
- Khi gửi kèm resume, thư xin việc hay bất cứ tài liệu nào khác theo yêu cầu của công ty, hãy đảm bảo rằng tên của các tài liệu ấy có chứa tên của bạn, ví dụ như ‘lindsay_smith_resume.pdf’ hay lindsay_smith_resume.doc’. Đừng quên rằng số đơn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng có thể lên tới 100 hoặc hơn. Nếu trong đó có một vài tài liệu đều được xác định là ‘resume.doc’, thay vì đặt tên khác cho chúng, người có trách nhiệm có thể chẳng ngó ngàng gì đến.
- Bên cạnh đó, gửi các tập tin dạng pdf sẽ đảm bảo quy cách trong các tài liệu sẽ không bị thay đổi. Và khi gửi chúng, nhớ báo cho người đọc rằng bạn có thể gửi tài liệu dưới dạng văn bản Word. Điều này ngay lập tức thiết lập một cuộc đối thoại giữa bạn và người đọc hồ sơ của bạn. Đó là một khởi đầu tốt đẹp cho việc tiếp nhận công việc.
3. Điền thông tin chủ đề (tiêu đề) E-mail hợp lý:
- Không được để trống dòng chủ đề, hoặc dùng một chủ đề chung chung như “xin chào”. Hãy cho Nhà tuyển dụng nhận biết ngay mục đích email của bạn tại ngay khi mở hòm mail, ví dụ: “Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng”, như vậy bạn sẽ có cơ hội được xem xét ngay hoặc Nhà tuyển dụng dễ dàng tìm lại vào ngày hôm sau.
Bạn có thể viết tiêu đề theo ví dụ sau:
Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng - Manhhaiblog
(Đơn xin vào vị trí ứng tuyển + họ tên của bạn)
4.Ghi thông tin liên lạc của bạn vào E-mail:
- Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này.
- Một ý hay để giải quyết vấn đề này là bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của e-mail.
Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn.
Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn.
(Bạn có thể thêm phần thông tin liên lạc ở phần cuối hoặc phần giới thiệu sơ qua trên đầu)
5. Đọc lại E-mail và kiểm tra lỗi chính tả:
Chẳng có gì đau đớn hơn khi kết quả của cả một quá trình học hành và chịu khó làm việc tiếp thu kinh nghiệm lại bị loại bởi một lý do đơn giản.
Bạn đã bị loại chỉ vì những lỗi chính tả hoặc đánh vần cẩu thả. Hãy chuyên nghiệp và đọc lại hồ sơ một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng E-mail của bạn mà bạn không muốn đọc thì không ai muốn đọc.
Bạn đã bị loại chỉ vì những lỗi chính tả hoặc đánh vần cẩu thả. Hãy chuyên nghiệp và đọc lại hồ sơ một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng E-mail của bạn mà bạn không muốn đọc thì không ai muốn đọc.
1. Viết phần chủ đề ấn tượng
- Thay vì viết phần chủ đề chung chung như “Ứng tuyển cho vị trí… ”, bạn có thể áp dụng công thức “Vị trí ứng tuyển +Họ Tên + Số năm kinh nghiệm làm việc + Trình độ”.
Ví Dụ : “Ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kinh doanh + Nguyễn Văn A + 10 năm kinh nghiệm + MBA, ĐH Quốc gia Singapore”.
Hãy tập trung vào những cụm từ nêu bật phẩm chất tốt nhất của bạn. Kiểu chủ đề này sẽ gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn, thôi thúc họ mở và đọc hết email của bạn.
Nêu rõ sự kết nối với công ty ngay phần đầu email
- Phần mở đầu email lý tưởng nhất có thể là:
“Ông/bà X đã cho tôi biết thông tin về vị trí tuyển dụng này của công ty”. Như vậy, người nhận email biết ông/bà X và người này giới thiệu công việc cho bạn. Sự kết nối ngay từ đầu email này sẽ giúp bạn có chút lợi thế hơn so với những ứng viên khác bởi giới thiệu qua người quen vẫn là một trong những biện pháp xin việc hiệu quả nhất hiện nay.
- Vì vậy, trước khi gửi email xin việc, hãy xem người nào trong mạng lưới quan hệ có thể giúp bạn kết nối với công ty hoặc bộ phận nhân sự công ty
2. Nội dung mail
Liệt kê những điểm mạnh của bản thân
- Trong email, đừng chỉ viết ngắn gọn “Tôi viết email này để ứng tuyển vào vị trí X và đính kèm là sơ yếu lý lịch của tôi”. Hãy nêu khái quát những điểm mạnh của bản thân, lý do nhà tuyển dụng nên chú ý tới bạn. Từ đó khiến họ tò mò và tìm hiểu nhiều hơn về bạn. Đây có thể là phiên bản ngắn gọn của thư xin việc và như vậy bạn cũng không cần gửi đính kèm thư xin việc.
- Tốt nhất nên gạch ra 4 - 5 dòng ngắn gọn vì người nhận sẽ chỉ nhanh chóng lướt qua trong vài giây. Hãy đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong email để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc.
3. Gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng sau khi gửi email
- Không phải lúc nào email cũng là cách thức liên lạc đáng tin cậy. Có thể người nhận sẽ xem email của bạn là thư rác bởi họ nhận được quá nhiều email và không thể kiểm soát hết.
Do đó, sau khi gửi email, hãy gọi điện để xác nhận nhà tuyển dụng đã nhận được email của bạn hay chưa.
Do đó, sau khi gửi email, hãy gọi điện để xác nhận nhà tuyển dụng đã nhận được email của bạn hay chưa.
Nếu sau 1 tuần không nhận được thông tin gì, hãy tiếp tục liên lạc lại với họ.
Lời khuyên nội dung Email xin việc:
- Không để trống mail, nếu không biết viết gì thì ít nhất cũng phải có một lời chào, và ghi rõ vị trí ứng tuyển
- Nên để nội dung đơn xin việc vào mail: vì nó sẽ giúp người nhận ( nhân sự) có thể đọc ngay và có được cái thông tin ban đầu về bạn mà không cần phải tải cái đơn xin việc về ( khi bạn đính kèm)
Đính kèm gì trong hồ sơ xin việc qua email
- Đơn xin việc
- CV
- Bảng điểm ( nếu mới ra trường)
- Tất cả các văn bằng, chứng chỉ có được( scan, hoặc chụp hình)
- Các loại giấy khen trong quá trình học, học bổng …..
CV và đơn xin việc tốt nhất nên chuyển sang pdf vì: nếu để word thì dễ bị hiển thị sai định dạng khi người nhận dùng bản office khác bạn. Tùy yêu cầu,vị trí của công ty mà bạn gửi đầy đủ các mục trên
CV viết cần chú ý gì ? Khi là sinh viên mới ra trường viết gì trong cv ?
- Trong quá trình học có làm công việc gì cứ ghi vào
- Nếu chưa có kinh nghiệm đúng chuyên nghành, thì cứ ghi vào các bài tập, đồ án đã làm, nhớ ghi rõ chi tiết cái đồ án đó có cái gì, làm về gì..
Chú ý : Ảnh trong hồ sơ nên là ảnh thẻ (như ảnh CMND,ảnh thẻ sinh viên) không nên để các ảnh chụp nghiêng ảnh avata trên facebook,yahoo ... làm như vậy khả năng bạn bị loại là rất rất cao
Mẫu nội dung mail xin việc cho các bạn tham khảo:
Nguyễn Văn A
123 Mê Linh - Ngô Quyền - Hải Phòng,
Ngày 24 tháng 06 năm 2015
Kính gửi: Bà Caroline Jones (Có thể thay bằng : Ban tuyển dụng Công ty ABC)
Giám Đốc Nhãn Hiệu
Công ty Golden Age
Thưa bà Jones,
Thông qua báo Tuổi Trẻ, tôi được biết Quý Công ty đang cần tuyển Trợ Lý Giám Đốc Nhãn Hiệu. Tôi mong muốn được thử sức mình trong môi trường làm việc hết sức năng động của Quý Công ty. Với trình độ và kinh nghiệm hiện có, tôi tự tin có thể đảm nhiệm tốt vai trò này tại công ty Golden Age.
Như đã đề cập trong hồ sơ đính kèm, tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng (FMCG) ở vị trí Nhân Viên Nhãn Hiệu. Ngoài ra, tôi còn có kinh nghiệm về marketing trong suốt thời gian làm việc với công ty Java – chuyên kinh doanh các mặt hàng kỹ thuật cao như máy vi tính và điện thoại di động… Là một trong mười sinh viên tốt nghiệp hàng đầu của trường Đại Học Kinh Tế TP HCM, tôi hoàn toàn tự tin với vốn kiến thức về lĩnh vực thương mại của mình.
Thêm vào đó, tôi có một năm kinh nghiệm làm việc cho một công ty kinh doanh nước giải khát ở vị trí “chuyên viên phân tích nghiệp vụ” sau khi tốt nghiệp. Tôi tin rằng đó là những nền tảng quý báu có thể giúp tôi hiểu rõ và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng của Quý Công ty.
Cám ơn bà đã dành thời gian quý báu để xem xét thư xin việc này. Tôi rất mong bà có thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp gần đây nhất để tôi có thể trình bày rõ hơn về bản thân cũng như tìm hiểu thêm các yêu cầu chi tiết cho vị trí Trợ Lý Giám Đốc Nhãn Hiệu của Golden Age.
Xin cám ơn!
Trân trọng
Nguyễn Văn A
123 Mê Linh - Ngô Quyền - Hải Phòng,,
SĐT: 098.8888.xxx - Mail : nguyenvana@gmail.com
(Xin vui lòng tham khảo hồ sơ xin việc đính kèm)
loading...
Đăng nhận xét Blogger Facebook Disqus